- Trước nhất thầy xin nói khái lượt qua về việc thể trọng của một người.
Thể trọng của một người tuy có chịu ảnh hưởng của chế độ ăn uống, nghỉ ngơi. Nhưng yếu tố đó chưa phải là nguyên nhân chính yếu của việc tăng giảm thể trọng của một người.
Có người ăn rất nhiều, nhưng thân thể vẫn gầy ốm, thong dong. Có người tuy ăn rất ít nhưng thân thể lại mập mạp, tròn trịa!
Ngày nay, khoa học thực nghiệm luận cứ rằng đó là do một loại 'gen' nào đó trong cơ thể quy định!
Nhưng điều đó có phải là then chốt hay không ta cần suy xét tỏ tường hơn!
Nhớ lại cách nay hơn 2.500 năm, ngày Thế Tôn xuất thế độ sanh, thì trong chúng đệ tử của Ngài cũng có một số người mập béo (do xuất thân từ tầng lớp thượng lưu của gia tộc Thích Ca).
Thế Tôn dạy rằng: "Thứ gì là thiếu hụt cho sự giác ngộ của mỗi người thì ta nên tìm kiếm và huân nạp, thứ gì là thừa thải cho sự giác ngộ của mọi người thì ta nên loại bỏ, đào thải, như vậy mới có được sự quân bình trong thân thể và tâm trí, giúp hành giả vượt thắng mọi ô nhiễm, chứng đắc niết bàn!"
Ngày đó, mỗi người đều phải tự mình mỗi ngày đi khất thực, đi một quãng đường rất xa trong một ngày, có những ngày phải vượt qua đoạn đường ước chừng 50km của ngày nay! Đường thì gập ghềnh, cách trở chứ không phải bằng phẳng, suông thẳng như bây giờ.
Nhưng lại không thể giúp cho một số vị giảm được cân nặng để người trở nên thong dong.
Biết được việc ấy Thế Tôn đã đến chỗ có các vị hành giả thừa cân mà khai ngộ rằng:
"Tâm ngài thiếu pháp nên thân thể mới dư thừa nhục dục, hãy mớm cho tâm đủ pháp trong mọi lúc, mọi nơi, thì số nhục dục dư thừa sẽ theo đó mà tan biến mất".
Thực hành theo cách đó chẳng bao lâu thì những người thừa cân đã trở nên thong dong, gọn nhẹ. Trí tuệ cũng từ đó được minh mạch, thông suốt!
Về ý này mà luận thì ngày nay ta thấy được rằng:
"Với người có nhiều điều lo nghĩ thì thân thể chỉ đủ hoặc thiếu cân, với người ít lo nghĩ thì cơ thể dễ bị thừa cân dù rằng họ có làm việc thật nhiều, và ăn thật ít!". Điều này là lẽ dĩ nhiên, bởi vì não bộ con người mới là nơi tiêu tốn năng lượng nhiều nhất trong cơ thể mỗi người chứ không phải ở đôi chân, đôi tay, hay các cơ quan nào khác.
Vậy thì để giảm cân cho người thừa không gì tốt hơn là luôn khởi tâm ấn pháp! Tức là hãy luôn luôn khởi niệm đắc pháp trong đầu mình!
* Đối với người đã quy y tam bảo: Thì có thể khởi tâm về một điều gì đó trong kinh pháp, hoặc trong các bài pháp luận mà ta chưa thông tỏ, tìm cách đặt ra giả định, rồi tìm chân bản của giả định đó thì tâm khởi luôn hằng pháp, kể cả lúc ăn, khi ngủ. Như vậy chẳng bao lâu thân thể sẽ được quân bình, mà thần khí cũng quang minh, ngời sáng. Chứ không phải ép mình không ăn, ép mình vật lộn với vật nặng, sắt đá để mong được giảm cân nặng thì đó là mê muội, vô pháp, bất ngộ!
Nguy hiểm hơn là lại có một số người tin nghe lời thêu dệt của những kẻ lừa gạt, tự nạp vào cơ thể các loại hóa dược, làm cho cơ thể suy yếu, trọng thể từ đó giảm theo. Nhưng thần khí cũng theo đó mà tụt lùi! Tự mình hại mình, đưa đến các kết quả bi thương, có hối cũng là quá muộn!
Quý vị có để ý thấy rằng: Có người gầy ốm gặp nạn thập tử nhất sanh nhưng cơ thể vẫn hồi phục kinh ngạc, lại có người trôn thân thể cường tráng, cơ bắp, nhưng 'tồn sanh nhân' mà y học hay gọi là (chỉ số sanh tồn) vô cùng thấp, tức là họ rất dễ suy yếu rồi mất mạng.
Vậy thì (tồn sanh nhân) mà thầy nói đây chính là gì?!
Đó chính là Pháp Tụ (tâm thức người có pháp sẽ sản sanh ra một thường trụ tự ứng) đây là một dạng sinh khí vô ảnh, nhưng nó tồn tại hiện hữu bên trong mỗi người.
Tỉ dụ dễ hiểu nhất là Trái Tim Bất Diệt của Bồ Tát Thích Quảng Đức.
Dù bằng cơ, bằng thịt nhưng có pháp tâm tàn ẩn đủ lớn đã biến thành bất diệt, bất xâm!
* Còn đối với người Phật Tử tại gia, khi thừa cân, thì ta nên huân nạp liễu nhiếp các pháp để khơi dòng Pháp Tâm, tâm hãy luôn nghĩ thiện (cho người thiện lẫn kẻ ác), hãy nghĩ cách để hành thiện, hãy nghĩ đến những việc ta làm trong một ngày xem có điều gì là thiện? Điều gì chưa thiện?
Khi tâm hữu pháp, ta ăn thịt cá thấy máu, thấy xương ta sẽ thấy bi khởi.
Khi tâm vô pháp ta thấy máu, thấy xương, thấy con vật, con người chết chóc, đau khổ cũng như nhìn thấy sông, thấy núi vậy thôi, vô tri, vô cảm. Thì khi đó (tồn sanh nhân) của ta gần bằng KHÔNG. bất kỳ một sự biến động nào lên thân thể cũng dẫn đến mất mạng dễ dàng.
Còn người thiếu cân - chẳng phải do bệnh tật nào thì không hẳn đã là do ngộ pháp thâm sâu gì đâu!
Ngược lại, tâm người thiếu cân có quá nhiều phiền não ô nhiễm (chứ không phải là Pháp Tâm) cho nên kéo họ thụt giảm thể trọng hơn quân bình!
Hãy biết buông bỏ, gạt đi ngã chấp, chớ lo điều vô pháp!
Ta lo sao cho ta mau giàu có - lo đến ốm o, gầy đói nhưng ta có giàu lên nhờ lo chăng?
Ta lo nghĩ vạn điều sẽ đến nhưng ta có lo rằng nó vốn dĩ không đến như ta lo.
Càng lo nghĩ, càng chấp ngã, càng huân nạp các rối ren, hỗn độn thì ta càng vô pháp hữu tâm! Bởi tâm càng không thể còn có chỗ cho Ngộ Pháp!
Hãy bỏ xuống, chỉ giữ lại Pháp Tâm trog lòng mình, hãy đặt xuống phiền muộn, ưu tư chỉ giữ lại nụ cười thanh thản!
Đó là liều thuốc hữu nghiệm đơn giản và thiết thực cho tất cả mọi người trong việc bình hòa thể trọng bản thân!
Chúc tất cả liễu nhiếp, giác ngộ!