Kính bạch thầy, con có một dự định là quy tập tất cả mồ mả tổ tiên ông bà về một khu đất để tiện bề chăm nom, thăm viếng và quản lý, vì hiện tại bị phân tán nhiều nơi, mỗi nơi một vài ngôi mộ mà thôi, con xin thầy hãy từ bi bố thí cho con lĩnh ý rằng việc ấy là có nên làm hay không nên làm? Và nếu nên làm thì có những điểm gì cần phải cẩn trọng chú ý? Con xin lạy tạ ơn đức của thầy!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
PHÚC ĐÁP:
Trước tiên, theo quan niệm nhà Phật thầy xin được giảng nói cho rõ rằng, sau khi chết đi “thần thức” của con người sẽ được chuyển sanh theo nghiệp lực và phần thể xác do (tứ đại cấu hợp mà thành) chỉ còn là cát bụi, cho nên sẽ tan hoại thành cát bụi, do vậy việc mồ đẹp, mả cao chỉ là quan niệm dân gian và là quan niệm Đạo Giáo từ Trung Hoa, bắt nguồn một phần từ suy nghĩ về Phong Thủy.
Trong Đạo Phật luôn xiển dương việc “hỏa táng” chứ không phải là tục “địa táng” như nhân gian vẫn thường làm. Tuy nhiên, vì anh không phải là người Phật Đạo và trong một sớm chiều khó lòng thay đổi được cách nghĩ của nhân gian, cho nên nếu vẫn chọn phương thức địa táng và phúc hồi câu hỏi của anh thì tôi có mấy đại ý như sau cần nhắc nhở, mong rằng nó sẽ hữu ích với anh.
1. Vấn đề thứ nhất anh hỏi là CÓ NÊN HUÂN TẬP CÁC HÀI CỐT TỔ TIÊN ÔNG BÀ VỀ MỘT CHỖ hay không? Vậy thì việc này lại có hai trường hợp chính cần lưu ý:
- Theo Phong Thủy và sự tiện lợi thì người ta tin rằng là NÊN HUÂN TẬP. Bởi vì khi huân tập lại thì sẽ hình thành được sự liên kết của hợp khí quần nguyên (còn gọi là vượng khí gia tộc), tức là người ta cho rằng mỗi một ngôi mộ ứng với các đời tổ tiên ông bà là một thành phần của một tập hợp nhiều thành phần tạo nên sức mạnh tâm linh trợ oai cho con cháu trong dòng họ, gia tộc được hưng thịnh, và do đó cho nên nhiều người Trung Hoa tìm mọi cách để huân tập mồ mả tổ tiên, ông bà về một mối. Trường hợp này là điều nên làm với những người MUỐN CÓ SỰ THAY ĐỔI VỀ ÂM PHẦN CỦA DÒNG TỘC
- Trường hợp thứ hai là dòng tộc đó đã và đang hưng thịnh, dù mồ mả tổ tiên ông bà có nơi còn thất lạc, có khi còn là phân tán nhiều nơi, tuy nhiên đương trong trường hợp này thì lại HOÀN TOÀN KHÔNG NÊN HUÂN TẬP như anh suy nghĩ đó, bởi vì khi đó trong số các mộ được huân tập (có khi đã có sự tương thông với vượng khí long mạch) mà một khi huân tập về nơi mới tức là vượng khí đó bị cắt lìa, khi mang về nơi mới nếu có vượng khí tốt hơn thì không nói làm chi, nhưng nếu chẳng may rơi vào vượng khí xấu hơn thì phần (âm trợ thiên duyên) tức là phần phù trợ của dòng tộc sẽ bị mất đi, có khi còn rơi vào hỗn độn, rối ren, chứ không phải là tốt đẹp.
Do đó trước khi bắt đầu việc huân tập này anh chỉ cần chú ý một điều quan trọng nhất đó chính là (sự phát triển của gia đình, dòng tộc trong vòng 49 năm qua ra sau), nếu là tốt đẹp, an ổn thì KHÔNG NÊN HUÂN TẬP NỮA, còn nếu là chưa tốt đẹp, còn nhiều điều bất ổn thì NÊN CHỌN NƠI CHỐN PHÙ HỢP MÀ TIẾN HÀNH HUÂN TẬP THEO TRÌNH TỰ TRƯỚC SAU TRONG DÒNG TỘC, SAU CHO ĐỜI SAU KHÔNG ĐƯỢC BẰNG HOẶC SỚM HƠN ĐỜI TRƯỚC QUÁ 72 NGÀY –tức là nếu hôm nay huân tập mồ mả của đời ông nội anh, thì đến đời cha anh phải được huân tập sau đó 72 ngày trở lên, không được huân tập cùng một lúc (để có thời gian cho việc an định của mộ mới được huân tập), NẾU CÙNG MỘT LÚC HUÂN TẬP TẤT CẢ DÒNG TỘC VỀ CÙNG MỘT THỜI ĐIỂM thì đó không còn là phúc vận mà được xem như một TAI VẠ bởi vì ÂM PHẦN SẼ THỤ CẢM NHƯ MỘT NGÀY TANG THƯƠNG CỦA GIA TỘC KHI CÓ NHIỀU NGƯỜI NHẬP MỘ TRONG CÙNG MỘT THỜI KHẮC.
Và cũng sẽ không tạo được sự gắn kết giữa các linh căn nào cả.
Trong phần phúc hồi này tôi chỉ có thể trả lời anh như thế, hy vọng rằng nó sẽ ích hữu cho anh, chúc anh luôn an lạc, tinh tấn.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!