Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

QUY LUẬT TAM GIỚI

THIỀN - CĂN BẢN

24h
24h
THIỀN - CĂN BẢN.

Rất nhiều lần cân nhắc, rất nhiều câu hỏi tham vấn được gửi đến cho thầy để hỏi về THIỀN ĐỊNH.

Đối với dòng Phật Giáo Nguyên Thủy thì Thiền vốn dĩ là chánh pháp cốt yếu bất ly biến của mỗi hành giả.

Nhưng vì sao trong bao lâu nay trong con đường hoằng pháp nơi này thầy luôn hạn chế rất ít nhắc đến hành pháp chính yếu này?!

Đó là bởi vì nó có hai nguyên cớ căn hữu:

- Thứ nhất: Thiền - vốn là (pháp hành) không phải là (pháp luận)! Tức là chỉ có thể cảm thụ được nó qua thực hành, thực ngộ, còn nơi đây tất cả chúng ta chỉ hội kiến qua những dòng pháp luận, việc ấy rất khiêng cưỡng khi đề cập, luận kiến.

- Thứ nhì: Là ngày nay, có quá nhiều ma pháp biến tướng từ chánh pháp Phật Đà mà chính yếu là Thiền Định bị biến tấu thành các loại tà đạo ma mị, dẫn dụ người tu lệch hướng, lầm đường. Bị lôi kéo vào các con đường ma mị, huyễn hoặc, cho nên thầy càng hạn chế việc bàn luận về thiền.

Tuy nhiên, nay xét thấy rằng đã đủ căn duyên để giúp mọi người nhận diện được Chánh Thiền Phật Phổ so với Ma Thiền Huyễn Hoặc đương dẫn dụ người mê.

Hôm nay, thầy sẽ nói khái lượt qua một vài cốt yếu căn bản của Chánh Thiền Phật Phổ (tức là phương cách Thiền do chính Thích Ca Mâu Ni Phổ Chúng).

Nói đến Thiền thì ta có cả một Kho Tàng kiến thức, từ các tông phái Thiền Tông cho đến các công án về Thiền.

Tuy nhiên, về căn bản của Thiền lại ít khi được đề cập đến.

Người ta thường rất dễ lầm lẫn giữa Thiền Định và Thiền Tọa.

Đa phần quý vị ngồi thiền (bởi các lớp thiền học, các hội nhóm tà pháp) tất cả đều chỉ là Thiền Tọa (tức là ngồi xuống với tư thế giống như thiền) chứ HOÀN TOÀN CHƯA PHẢI LÀ THIỀN ĐỊNH của ứng pháp Thích Ca.

Trong sự mênh mông mà tóm lượt lại thì vô cùng khập khiễng. Tuy nhiên để người đọc dễ dàng liễu triệt điều căn bản này thầy sẽ cố gắng KHÁI LƯỢT CỐT YẾU CĂN BẢN qua một vài ý chính sau:

- Một quá trình THIỀN ĐỊNH có thể tạm chia thành 4 giai đoạn như sau:

* An

* Buông

* Xả

* Lạc

Hay gọi là (Buông xả, An lạc).

Thiền - Là phải có Lạc (không sanh ra lạc, ngồi như hành xác thì đó không phải đã là Thiền).

1/ AN:

An tức là an ổn, an định. Quý vị ngồi xuống tìm một tư thế để an ổn cơ thể cho mình!

Sao thầy nói là tìm tư thế?!

Cái này quý vị thấy khác so với các cách dạy thiền khác hay không? Khi họ bắt buộc rằng ta phải ngồi trong tư thế Kiết Già hay Bán Kiết Già?!

Nói về hai tư thế đó thì quý vị hãy tìm hiểu thêm trên các trang pháp tạng, nơi này thầy không nói lại.
Nhưng thầy lại khuyên tự tìm tư thế!?

Là bởi vì sao?

Là vì mỗi người khác nhau, sẽ có cấu tạo khung xương khác nhau, cơ thể cao thấp, gầy béo cũng khác nhau.

Với người có chân dài, thân gầy thì việc ngồi theo tư thế Kiết Già và Bán Kiết Già rất là đơn giản, thoải mái. Nhưng với người có chân ngắn, thân mập mạp thì chẳng khác gì hành xác.

Việc ép xác để ngồi theo tư thế ấy thôi đã sanh ra (nộ) sanh ra (bất an) rồi thì làm sao để có được (lạc) và (an) cho đặng.

Vì vậy cái tư thế ngồi làm sao cho thân thể thoải mái nhất, hơi thở nhẹ nhàng, các phần trong cơ thể không nơi nào bị thúc ép, dồn nén, thì khi đó gọi là an!

Khi an tọa rồi mới đến an khí, tức hít vào, thở ra được nhẹ nhàng, êm ái, thoải mái. Đó là An

2/ BUÔNG:

Sau khi An rồi thì ta tập buông!

Vậy ta buông cái gì?

Vậy thì cái gì cũng phải buông!

Tức là ta nhẹ nhàng đưa cơ thể về trạng thái không chủ.

Tức là thả lỏng tất cả các cơ, tất cả các bộ phận, không kìm hãm bất kỳ đâu, nhất là tâm trí mình. Khi đó tâm mình tự động lại khởi lên vô ý các niệm, có khi tự dưng nhớ đến chuyện hôm qua đi chợ, thì thôi tự mình kìm tỏa, nghĩ mình gạt đi, bỏ xuống để thiền, và như thế... Như thế... Cho đến khi thấy thật sự nhẹ nhàng tâm trí không còn điều gì phải buông xuống nữa, tạm gọi là hết giai đoạn Buông.

3/ XẢ:

Buông xong rồi ta sẽ tìm đến một khoảng TRỐNG KHÔNG hay chưa?

Vẫn chưa!

Tâm trí vẫn chưa Trống Không.

Vì vẫn còn cái cương kìm chế của buông.

Cũng như để lùa một bầy cừu vậy, khi lùa chúng ra khỏi chuồng bằng một chú chó thì cừu tuy đi hết nhưng chú chó vẫn còn.

Để trống không được khởi tạo lại, ta cần xả đi cái cương. Tức thả luôn con chó ấy ra, mà bầy cừu không quay lại, đó mới là XẢ.

4/ LẠC:

Sau khi tâm ta không còn gì, thì chưa chắc ta sẽ có Lạc, có khi nó lại là Bi.

Có người sẽ thấy buồn bã vô tận, không rõ căn nguyên - với những người nhiều sầu phiền trong cuộc sống, nhưng một thời gian sau sẽ tan mất chỉ có vui vẻ, an lạc sanh ra.

Khi ta cảm thụ được an lạc thì đó mới là Thiền.

Với những người mới tập hay mới bắt đầu thì Lạc rất bất định, thoáng đến, vụt đi.

Lâu dần mới có được An Lạc trong Thanh Tịnh.

Khi đó cơ thể sẽ hài hòa âm dương được cân bằng, khí huyết được an ổn, bình thỏa.

Việc Thiền này không chỉ tốt cho cơ thể, tâm trí mà còn là bước căn bản đầu tiên để huệ nhãn được khai thông, thấu tường liễu ngộ Chánh Pháp.

Vì thời lượng hạn hữu, hôm nay thầy chỉ chia sẻ đến đây, nếu quý vị thấy rằng ích hữu về sau thầy sẽ cùng bàn luận thêm nữa.

Nhân đây cũng để cho nhiều người mê tin tu theo tà pháp các loại Thiền học lại có Truyền điển, rồi thiền hành xác, mê tín. Tất cả nên giác ngộ mà hồi ngạn.

Chúc tất cả tinh tấn!
24h