Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

QUY LUẬT TAM GIỚI

VIỆC TÍNH ĐỘNG ÂM PHẦN

24h
24h
VIỆC TÍNH ĐỘNG ÂM PHẦN.

Trước đây, trong bài (***NHỮNG LƯU Ý KHI CẢI TÁNG MỘ CŨ***), thầy có nói qua một phần về việc bốc mộ, cải táng mộ cho người đã khuất.

Với tư tưởng Phật Giáo thì thân xác sau khi chết chỉ còn là cát bụi mà thôi!

Tuy nhiên, như trước đây thầy có nói qua, thời gian trong trung giới 49 ngày là một vòng của hương linh, nhưng với người Phàm Tục thời gian đó tương ứng với 49 năm trong hiện đời.

Đa phần người phàm tục còn nhiều quyến luyến, vướng bận cho nên khó mà siêu sanh trong một vài năm được, họ còn bám chấp vào thân xác mục rửa, vào mồ mả, thờ tự.

Vì sự bám chấp đó cho nên tạo ra âm phần tương ứng với mỗi gia đình, dòng tộc.

Người xưa thường hay huân tập mồ mả của dòng tộc vào một nơi an định gọi là (khu mộ, hay lăng mộ). Việc ấy không phải là ngẫu hứng, tùy tiện.

Nếu nhìn lại lịch sử các triều đại phong kiến trãi dài từ các vị vua Ai Cập cổ, cho đến thời Tần Thủy Hoàng bên Trung Hoa, rồi các đời vua tiếp theo đó, hay như Nhà Nguyễn của nước ta mà ngày nay vẫn còn hiện hữu di tích. Ta sẽ thấy một điểm chung tương đồng rằng:

- Việc thứ nhất: Họ chôn cất những người có địa vị đó ở những nơi mà chỉ có dòng tộc đó mới có thể chôn cùng.

- Việc thứ hai: Là các lăng mộ, ngôi mộ nếu không cùng dòng tộc phải cách nhau rất xa!

Việc này, ngoài vấn đề thể hiện sự tôn trọng quyền uy của triều đại đó, còn là việc e dè ảnh hưởng đến âm phần của dòng tộc ấy!

Ta thấy, người Tiều gốc Hoa ở Việt Nam ta, khi họ chôn người thân nếu ngoài khu lăng của dòng tộc thì họ đắp phần mộ rất rộng. Có khi diện tích đó chiếm cả ngàn thước vuông. Điều đó đâu phải là vô ích!

Mà vì họ muốn đảm bảo rằng trong phạm vi đó âm phần nhà họ không bị ảnh hưởng đến bởi các phần mộ khác chung cùng một cuộc đất đó!

Có thiện nữ hỏi thầy rằng: Thầy ơi, mộ bố con thì chưa bốc mà mộ bên cạnh gần đó bốc đi, vậy có ảnh hưởng gì không?

Ảnh hưởng hay không tất nhiên tùy vào nhân quả ta gieo tạo.

Còn nếu là hỏi về âm phần của gia đình, dòng họ có sự xáo trộn nào không thì điều đó tất là có!

Cho nên người có điều kiện thì người ta thường không chôn cất thân quyến nơi huân tập cùng nhiều phần mộ khác, bởi vì dù là chôn mới hay bốc dỡ đi phần mộ bên cạnh thì (tâm tư, tình cảm của hương linh ất có tác động) và như vậy âm phần tất nhiên có xáo trộn, dù tốt hay xấu thì chưa phân định rõ.

Vậy thì câu hỏi là trong phạm vi bao nhiêu mới gọi là an định!?

Việc này tùy thuộc rất nhiều vào người khuất đó.

Nếu họ chết vì lý tưởng, vì dân tộc thì khi huân tập chung cùng anh em bên cạnh (như các nghĩa trang nghĩa sĩ) thì điều đó không hề ảnh hưởng, không hề có sự xáo trộn.

Nhưng nếu trong một nghĩa trang dành cho người giàu, có một người nghèo chôn vào cũng gọi là sự xáo trộn, bởi họ còn chấp ngã lớn lao.

Còn nếu tính theo địa trạch âm phần thì trong phạm vi 490 thước vuông, hễ có chôn cất, bốc mộ, đào giếng, đắp núi, khai mương, đặt đá thì đều gọi là âm động.

Như vậy, cho nên nếu để tâm ta sẽ thấy, với nhiều người giàu có, có địa vị mà họ khởi lòng tin vào tâm linh thì họ chôn cất riêng biệt, dù khu đó không là long mạch, cũng là nơi vững chảy, không bị âm động theo thời gian.

Hy vọng chút chia sẻ này ích hữu cho những người cần kíp và khảo cứu.

Chúc tất cả an lạc, tinh tấn!
24h