Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

QUY LUẬT TAM GIỚI

CHIẾC ÁO & CÁI MẶT NẠ

24h
24h
CHIẾC ÁO & CÁI MẶT NẠ.

***CHIẾC ÁO & CÁI MẶT NẠ***

Người ta có thể khoác lên mình chiếc áo lộng lẫy để che đậy một thân hình sần sủi, có thể đội lên đầu chiếc nón rộng vành để che đi lỏm tóc bị hoại hư, có thể mang một chiếc kính râm để dấu đi những ánh nhìn gian trá!

Nhưng sẽ phải dùng thứ gì để che đậy một tâm hồn?!

Tâm tánh của một người vốn được hình thành từ rất nhiều 'vốn liếng' - từ (giáo dục, thói quen, tri thức, đạo đức cho đến bản căn).

Trong đó 'bản căn' chỉ là một phần tập tánh được huân tập từ các kiếp sống trước còn lưu lại trong 'thể căn' khi chuyển kiếp luân hồi.

Vì vậy cho nên đời này, có người giàu có nhưng tâm địa lại ác gian, có kẻ nghèo nàn nhưng tấm lòng nhân hậu, có người danh tiếng nhưng lại vô tâm. Có kẻ vô danh nhưng tận lòng trợ chúng! Khi đó người ta lại đổ cho rằng (TẠI TÁNH NGƯỜI TA NHƯ THẾ!)

Kỳ thực TÂM TÁNH của một con người như bên trên giải nói đó, nó không thể hoàn toàn phụ thuộc vào 'bản căn' từ khi mới sanh ra, bản căn ấy chỉ là một phần trong số đó.

Tỉ dụ kiếp trước người này tính khí nóng nảy, nhưng kiếp này sanh ra tồn thể của 'bản căn' một phần vẫn là (nóng nảy).

Nhưng được giáo dục về lợi ích của sự quân bình, tác hại của sự nóng nảy, cộng với kiến thức thâu nạp được từ thực tế qua những lần nóng nảy và quân bình dần già họ biết kìm tỏa nóng nảy, thực hành nhiều lần nó sẽ trở thành thói quen, thói quen lâu dần sẽ biến thành tập tánh.

Như vậy thì TÂM TÁNH hoàn toàn có thể điều chỉnh được, nếu người đó (có đủ nguyên liệu).
Vậy nguyên liệu để thay đổi căn tánh ấy là gì?

Như bên trên thầy vừa nói đó chính là những thứ (vốn liếng) đã kể ra từ (giáo dục, thói quen, tri thức, đạo đức... cho đến 'bản căn').

Nếu muốn cải sửa Tâm Tánh về lại bổn nguyên, chân chánh mà không có đủ (vốn liếng) thì làm sao cải chỉnh?!

Nếu người đó có tạp tính xấu ác, gian trá, tham lam, dâm dật...v....v. Muốn cải chỉnh về CHÁNH TÁNH thì xét xem họ có bao nhiêu vốn liếng rồi?

(Giáo dục nếu chưa có thì cần bổ khuyết, từ giáo dục sẽ huân tập được tri thức, từ đó hình thành thói quen, đạo đức, từ thói quen, đạo đức sẽ thành bổn tánh).

Giáo dục không chỉ là học thức (học hàm, học vị) gì đâu, mà giáo dục chính là sự tiếp thâu điều chỉ dẫn chân chánh từ bên ngoài.

Vậy cho nên có nhiều đứa bé vốn (bản căn) rất thiện (được huân tập từ nhiều đời kiếp trước), nhưng lại khiếm khuyết các vấn đề còn lại cho nên đã đưa đến sự hình thành TÂM TÁNH xấu ác.

Ngược lại, dù có người có (bản căn) là xấu ác, nhưng nếu được huân tập đủ đầy các yếu tố còn lại cũng đủ để làm thay đổi ác căn.

Đây mới là nguyên do cốt lõi của sự luân hồi.

Luân hồi không phải chỉ là TRẢ NGHIỆP, hay HƯỞNG PHƯỚC đâu, mà nó còn là một khởi đầu mới cho một sự huân tập các nghiệp thiện ác, còn là một liệu trình cho sự nhận thức, giác ngộ và thay đổi, điều chỉnh.

Phật trời thương xót chúng sanh, cho chúng ta được làm người, có được thân mạng để có cơ hội mà điều chỉnh, sửa chữa mê lầm. Nhưng được bao nhiêu người khởi tin, phục thiện?!

Cho nên vì vậy nếu ta muốn một người nào đó cải ác hoàn thiện, bỏ tà theo chánh thì không phải là điều sáng tối, bởi để có đủ đầy các yếu tố đó nó phải được huân tập theo thời gian, theo từng ngày tích tụ.

Một cô gái đẹp không thể khoác gì lên tâm hồn để họ được thuần khiết như mong muốn.
Một người gian trá, ích kỹ không thể khởi niệm chân thành, bao dung trong một sớm chiều.

HÃY HỌC CÁCH CẢI CHỈNH TỪ NHỮNG ĐIỀU VỤN NHẶT, ĐƠN GIẢN NHẤT NGAY TỪ HÔM NAY! BỞI NÓ SẼ LÀ NGUYÊN LIỆU ĐỂ TẠO NÊN TÂM TÁNH CỦA BẢN THÂN TA VỀ MUÔN KIẾP VỊ LAI.

Khi nhĩ căn không muốn nghe, ta có thể dùng đôi tay bịt lại, khi nhãn căn không muốn nhìn ta có thể nhắm đôi mắt lại, khi khẩu căn không muốn nói, ta im lặng là xong, nhưng nếu ta muốn không nghe, không thấy, không biết, vậy thì phải buông xuống tất cả lục căn.

Vì sao lại như vậy?

Vì chỉ có buông đôi tay ra để xúc căn không còn thụ cảm, tai dù nghe nhưng không khởi niệm từ âm thanh được nghe, mắt dù có mở nhưng không cảm thụ điều trước mặt. Tất cả chỉ có thể dụng tâm mà điều phục, nhưng để dụng được tâm cần phải để cho lục căn an định tự tại vốn thể hữu tự tánh, khi đó tâm mới điều phục được mau chóng, dễ dàng.

Nhân đây thầy cũng xin giải nói qua việc giả tạo trong vấn đề tâm linh.

Trên bàn thờ Phật, Gia Tiên, Thổ Thần... lại xuất hiện rất nhiều đồ (giả).

Người ta giả tạo từ lọ hoa, cho đến nhang đèn, cho đến bánh trái, hoa quả.

Đây là điều lệch lạc nghiêm trọng cần điều chỉnh.

Quý vị có thể tự mình dối mình mang bình hoa giả đó trưng trong phòng mình mà ngắm chớ đừng gian dối với tiên tổ, ông bà, với thánh thần trời phật!

Vì tâm linh thì chỉ khi có TÂM mới có sự ứng LINH.

Nếu đã khởi lên từ sự giả tạo, gian trá thì hà tất phải thờ cúng, bày biện chi nữa?!

Không khéo lại là điều phỉ báng, bất kính chứ chẳng phải là tôn nghiêm, hoa mỹ.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!

CHÚC TẤT CẢ TINH TẤN, LIỄU NHIẾP!!!
24h