Có nhiều người cho rằng yêu thương là cội nguồn cuả con người mà! Sao lại nói đó là chấp ngã cần buông bỏ, chẳng lẽ khi thoát khỏi luân hồi thì con người chẳng còn yêu thương say đắm nữa thì cuộc sống còn ý nghĩa gì!? Chẳng phải PG vẫn nói chư Phật, Bồ Tát hết lòng yêu thương chúng sanh đó sao!? Sao họ vẫn yêu thương mà không gọi là chấp ngã!?
Ở đây chúng ta nên phân biệt cho rõ tình yêu thương của phàm phu với tình yêu thương của bậc thánh!
Phàm phu yêu thương một người nào điều gắn liền với một nguyên nhân, (có người yêu thương vì họ là thân bằng quyến thuộc, có tình yêu thương dành cho người chồng, người con, lại có lòng thương hại trước một cảnh đời bất hạnh, và tất nhiên là nó không thể ngang đồng với nhau trong những thứ ấy, có thứ ít, có thứ nhiều, ngay cả con cái chúng ta sanh ra thì vẫn có thương nhiều hay ít với mỗi đứa! Vì có sự phân biệt, có lòng so sánh với cái bản ngã chính mình cho nên đó là chấp ngã).
Còn tình yêu thương của Bồ Tát, chư Phật là một tình yêu thương vô ý, không cần tác động điều gì, thứ gì, không trói buộc lẽ gì, không hơn không kém với bất kỳ ai! Với người giàu cũng thế, người nghèo vẫn vậy, người khôn, kẻ đần vẫn như nhau! Loài người loài vật, cây cỏ vẫn như nhau! Một tình cảm từ lòng Từ Bi vô ngại, vô tận, bao trùm tất thẩy cho nên đó là tình yêu thương không còn ngã chấp, vô mịn, định kiến nữa! Đó là tình yêu thương của bậc chánh trí, giác ngộ!
Tình yêu nam nữ là sợi dây trói buộc nhau, đau khổ, chấp chước, ít kỷ, và vô cùng hỷ, nộ, ái ố! Vui, buồn bất chợt, dễ làm con người ta mê đắm mà lạc lối lúc nào chẳng hay!
Trong trăm ngàn kiếp luân hồi, mỗi kiếp ta có một hay một vài tình nhân, tuy chỉ có một người vợ/chồng thôi thì số người từng là chồng là vợ của ta cũng là chẳng thể tính đếm cho nổi rồi! Nhưng do đã trải qua nhiều bận luân hồi ta chẳng còn nhớ đến nữa, khi hữu duyên tình cờ gặp lại trong kiếp này dù chỉ gặp thoáng qua thôi nhưng lòng ta nôn nao khó tả, ai cũng nghĩ như quen biết nhau tự bao giờ rồi, (đúng là đã quen biết chứ còn gì nữa? Tuy kiếp này ta mới tao ngộ một lần thôi nhưng mà các kiếp trước đã có nhiều tháng năm dài chung chăn gối sao mà không quen, không nhớ cho được!?).
Vì vậy nếu như trong kiếp này ta có một duyên mới phát sinh với một người yêu mới, nếu không có sự so sánh nào rất có thể ta sẽ nên duyên với họ nhưng đột nhiên một người lạ xuất hiện, làm cho ta mất thăng bằng, và rồi rất nhiều mối tình phải vỡ tan vì lẽ này, lại nên duyên tơ tóc với người mới ấy! Đó là cái nợ! Nợ gì? Nợ ân tình từ nhiều kiếp trước giờ ùa về trong ta! Đó là lý do vì sao người ta vẫn nói (có duyên không nợ) hay có nợ không duyên là như thế đó!
Làm vợ chồng của nhau thì luôn cần có duyên lẫn nợ nếu thiếu một trong hai thì khó mà bền chặc cho được!
Cũng có không ít người gặp chuyện dỡ khóc, dỡ cười khi đã có vợ/chồng rồi dù lòng luôn thủy chung son sắc nhưng lại khó mà lừa dối mình khi vẫn không ngừng suy nghĩ về một người thứ ba! Người này rất có thể là chồng/vợ của ta từ kiếp trước! Nhưng ta phải biết kìm chế chính mình, hãy sống cho trọn kiếp này với chính tâm mình và hãy nghĩ rằng nếu ta hữu duyên gặp lại 5-7 người năm cũ thì sao!??
HÃY NÊN THẬN TRỌNG VỚI CÁI MÊ VÔ TẬN CỦA CON NGƯỜI NÀY!!!