Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

QUY LUẬT TAM GIỚI

HIẾN TẠNG, HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT

24h
24h
HIẾN TẠNG, HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT.

Việc hiến tạng, hiến xác để phục vụ cho khoa học và cứu người là điều rất nhân văn và trân quý, tuy nhiên với góc nhìn tâm linh thì việc ấy thế nào vẫn còn là điều tranh luận với nhiều ngộ ý bất tương. Nhân có một thiện nữ gửi đến thầy câu hỏi có liên quan đến điều này, xét thấy đây là điều ích hữu cho nhiều thiện tín hữu duyên, hôm nay thầy xin được khai tuệ với thiển ý hạn hẹp của mình.

- VẤN ĐỀ HIẾN XÁC: Con người sau khi đã chết thì xác thân chỉ còn là một đống xương, thịt thối rữa, sớm tan hoại trở về cát bụi thế gian, cho nên vì vậy Phật Giáo chủ xướng nên (Trà Tỳ - tức là Hỏa Táng) để sớm thành tro bụi, để linh hồn người chết không đau khổ nhìn thấy thân xác mình từng ngày hư hoại mà luyến tiếc thân xác đó, sớm ngày từ bỏ để chuyển thế luân hồi.

Các nhà sư Tây Tạng còn dùng thân xác mình sau khi đã chết để bố thí nuôi bầy Quạ Đen, Kền Kền (hình thức Điểu Táng).

Vì vậy thì việc hiến xác để phục vụ cho y học để cứu nhiều người về sau đó là việc cao quý, nên làm, cần làm và HOÀN TOÀN KHÔNG ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN VONG LINH NGƯỜI CHẾT ẤY! đó là công đức to lớn giúp người chết tích tụ phước đức lần cuối cùng trong một kiếp lai sinh.

- VẤN ĐỀ HIẾN TẠNG:

Như trong các bài pháp trước đây thầy đã từng có nói qua, tức là hồn phách của một người sẽ tuần tự thoát ra sau khi linh thần tịch diệt (tức là thần kinh đã chết, tâm ý không còn, các thức tan hoại), quá trình này diễn ra khoảng 3h-6h tùy vào từng người, từng hoàn cảnh của cái chết.

Với những người chết bất ngờ (như tai nạn, hay bị sát hại) thì quá trình này sẽ lâu hơn, với những người bệnh tật, già yếu thì quá trình này sẽ nhanh hơn.

Như vậy việc hiến tạng thầy tạm chia ra hai trường hợp.

* Trường hợp là người đó linh thần đã chết quá một ngày, tức hồn phách đã thoát ra khỏi cơ thể (nên hiểu là chỉ khi tim ngừng đập, cơ thể lạnh dần) thì hồn phách mới bắt đầu thoát ra được chứ khi não đã chết thì chỉ mới có một phần hồn phách thoát ra mà thôi.

Vậy trường hợp này khi hiến tạng thì một phần hồn phách còn lại trong thân thể người chết đó sẽ tụ lại nơi tạng phủ còn sống (bộ phận để lấy đi), cho nên việc này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến vong linh người chết đó (bởi hồn phách đã không trọn vẹn), việc này chỉ nên thực hiện khi có chủ ý của bản thân người hiến tạng đó khi còn minh tuệ thì hơn, chứ thân quyến không nên tự mình quyết lấy bởi vì nếu họ có sự chuẩn bị từ đầu thì sự luyến tiếc, hờn giận sẽ không bám chấp. Bằng ngược lại thì thật là không nên cho cả người hiến lẫn người nhận.

Ta thấy có nhiều người sau khi ghép tạng của người chưa hoàn toàn tịch diệt cho nên họ có một phần tánh khí của người hiến tạng đó là bởi vì sao?

Khoa học hiện đại thì không làm rõ được bởi tạng phủ đâu phải là nơi lưu giữ ký ức? Nhưng với góc nhìn tâm linh thì điều này rất rõ ràng. Đó là bởi vì như thầy vừa nói đó, một phần hồn phách của người hiến tạng chưa kịp thoát ra cho nên vẫn còn bám víu phần tạng phủ của chính mình, việc này có khi sau một thời gian sẽ biến mất (nếu tinh lực của người nhận đủ mạnh), nhưng nếu tinh lực người nhận yếu ớt thì có khi tập tánh kia sẽ lấn át dần (việc này quý vị có thể tự mình chiêm nghiệm cảm thụ).

* Trường hợp hiến tạng khi linh thần đã tịch diệt nhưng khoa học dùng các phương pháp khác đễ lưu giữ (việc này thì tương tự như việc hiến xác sau khi đã chết mà không có gì ảnh hưởng đến vong linh người chết ấy)!

Việc cứu người, hiến tạng là điều trân quý cao cả, tuy nhiên bản thân người hiến tạng cũng như thân quyến của họ cũng cần được am tường thấu tỏ mọi nghi ngại, e dè, những điều này thầy nghĩ sẽ ích hữu cho mọi người.

Đây là góc nhìn với sự hiểu biết hạn hẹp của cá nhân thầy, thầy không bảo ai phải tin, nên tin hay phủ nhận nó, tự mỗi người với tuệ trí của mình hãy suy ngẫm và thụ cảm.

Chúc tất cả an lạc, tinh tấn!

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!!!
24h