Có nhiều câu hỏi gửi đến cho thầy xung quanh vấn đề này, vì vậy hôm nay thầy cùng mọi người dành chút thời gian để bạch luận tường tận lẽ hoài nghi trên.
Trước nhất thầy xin nói với góc nhìn của khoa học thực nghiệm:
Khoa học hiện đại biết được bao nhiêu về sự vận hành của cơ thể con người?!
Theo quý vị thì là bao nhiêu?
Có lẽ với nhiều người sẽ tin rằng: Khoa học hiện đại đã biết tất cả mọi vấn đề về con người rồi, từ các nơ ron thần kinh, đến các kiến trúc phức tạp của DNA. Thậm chí đến các phân tử protein trong từng tế bào!
Ấy vậy mà cũng chính khoa học thực nghiệm hiện đại lại mâu thuẫn với chính mình khi chưa thể làm sáng tỏ rằng (tâm tính) của một con người nằm ở đâu trong bộ não?!
Tâm Tính là gì hả quý vị?!
Tâm tính - hiểu nôm na là sự nhìn nhận và phản ứng của một người trước một việc đang diễn ra trước mắt họ.
Tỉ dụ: Khi chạy xe trên đường, thình lình có một chiếc xe tải phía sau chạy tới, nhưng chiếc xe ấy chạy vào vũng nước làm cho nước bắn tung tóe ra hai bên, việc đó làm cho nhiều người bị ướt, bị bẩn.
Giả dụ rằng họ cùng một lớp học tan ra, nhưng tất cả họ đều sẽ có (cái nhìn) khác biệt nhau, và (phản ứng) cũng là khác nhau.
Có người lặng thinh không nói, có kẻ càu nhàu, chửi bới, có người giận dữ đuổi theo... v..v...
Vậy thì điều gì đưa đến (nhìn nhận, phản ứng) của họ khác nhau?
Đó chính là do Tâm Tính khác nhau.
Vậy tâm tính tùy thuộc vào cái gì?! Và nó nằm ở đâu trong bộ não con người?!
Đến đây thì Khoa học hiện đại đã dừng lại.
Nhưng họ tạm lý giải rằng:
Tâm tính của một người không phụ thuộc vào trình độ học thức, kiến thức hiểu biết, tình trạng thể trạng. Mà nó là sự nối kết phản xạ giữa các nhóm nơ ron thần kinh trong não bộ với nhau.
Vậy thì điều gì nối kết? Nối kết bằng cái gì?
Đến đây khoa học còn đang nghiên cứu.
Thầy gợi mở đến đây để mọi người nhận thấy rằng: rõ ràng với khoa học hiện đại thì máu được xem là sợi dây liên kết giữa các nơ ron thần kinh với nhau.
Vậy trở lại vấn đề hôm nay, ta nhận thấy một người sau khi được tiếp máu sau vụ tai nạn, bệnh tật (ít hay nhiều đã có sự xáo trộn hình thức liên kết trong não bộ).
Vì vậy cho nên nó không phải phụ thuộc vào (tính khí người cho), mà chính sự xáo trộn này dẫn đến việc thay đổi các cách kết nối trong não bộ khi đứng trước một vấn đề.
Nếu trước kia người này hay bi quan, chán nản, có khi giờ lại lạc quan, tích cực.
Ngược lại có khi trước kia đềm đạm, từ tốn nay trở nên bộp chộp, nóng nảy.
Có người hỏi: Vậy thì tìm người có nhiều tính cách tốt để truyền máu cho người tính cách chưa tốt thì có thay đổi không?!
Câu trả lời là có! Nhưng không phải thay đổi theo ý muốn của ta, mà nó thay đổi bất định, ngoài sự mong muốn, có khi còn là tệ hơn lúc ban đầu.
Ở đây là thầy nói về việc tiếp nhận máu từ người khác, chứ không nói đến việc hiến máu cứu người. Việc hiến máu là điều tốt đẹp, nên làm và hoàn toàn không có sự ảnh hưởng nào đến người cho máu, thậm chí còn là tốt hơn khi người cho được ươm mầm sẻ chia, cứu giúp.
Bên trên là góc nhìn của khoc học thực nghiệm mà người đời tự cho rằng là (nền văn minh ưu tú nhất).
Vậy thì thầy xin được mở rộng thêm một phần kiến thức hữu vi về vấn đề này dưới góc nhìn của khoa học tâm linh:
Trong bài (Hiến tạng, hiến xác sau khi chết) thì thầy đã giải luận rõ ràng trong việc cho nhận tạng phủ của người đã khuất, làm cho người nhận có sự thay đổi tính tình.
Hôm nay, là với việc cho nhận máu.
Sự khác biệt là: người cho và người nhận đều còn đương sống.
Vậy thì nguyên cớ nào dẫn đến sự thay đổi tánh tình của người đó?!
Khi luân hồi nhập thế, một linh hồn chỉ tàng giữ nghiệp để chuyển kiếp. Sau khi một cơ thể mới được sanh ra, các nghiệp thiện ác của họ sẽ có nơi gửi gấm (một phần tàng ẩn trong các phần hồn, một phần sẽ thẩm thấu vào thực thể chứa đựng (cơ thể, hay các phần phách).
Vậy cho nên trong máu của người cho (có thẩm thấu một phần vi tế các nghiệp huân tập của chính họ).
Vì vậy trong quá trình tiếp nhận máu từ người đó, thì người nhận đã gián tiếp thâu nhận các vi tế tập nghiệp đó trong từng giọt máu của họ.
Khi các giọt máu ấy đi vào thân thể, nuôi dưỡng các phần khác của cơ thể người nhận thì các vi tế tỏa nghiệp được sanh ra.
Tỏa nghiệp này là mênh mang bất định, nếu lúc cho máu người đó đương vui vẻ, thanh tịnh, thì các nghiệp thiện được khơi mở, luồng tỏa nghiệp khi nhận sẽ sanh ra là các đức tính tốt lành, thuần thiện.
Ngược lại khi cho máu, người cho có những suy nghĩ lệch lạc, gian ác, thù hận, tà tâm thì khi đó các ác nghiệp huân tập được truyền đi, khi nhận máu các vi tế tập nghiệp bất thiện ấy lại được sanh ra, chúng tuy không là tất cả, chi phối tâm thức của ta, nhưng chúng lại có tác động nối kết khách biệt với lối mòn tưởng thức mà người nhận đã định hình được.
Cho nên làm cho người nhận máu có sự thay đổi tánh tình.
Nhưng có một thực tế rỏ ràng rằng: ngày nay, có được bao nhiêu người mang lòng từ mẫn, sẻ chia và an lạc trong lúc hiến máu cứu người?
Trừ khi đó là người thân quyến của họ!
Vì vậy, cho nên nếu có ai đó bị rơi vào hoàn cảnh tai ương, bệnh tật, hay tai nạn, cần tiếp máu để chữa trị, cứu mạng, thì nên nghĩ đến người thân quyến trong gia tộc hơn hết. (Nhất là những người có đạo đức, đã quy y tam bảo hoặc chay tịnh, giữ giới).
Bằng như không thể đủ lượng máu hoặc vì nguyên do nào đó thì hãy tiếp máu cho họ.
Nhưng lúc tiếp máu nên cố gắng giữ cho họ tỉnh táo, trò truyện.
Vì khi nhận máu mà thần thức hôn mê sẽ là điều kiện tốt nhất cho tỏa nghiệp được sanh ra.
Chúc tất cả an lạc, tinh tấn!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!!!