Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

QUY LUẬT TAM GIỚI

ĐỨNG TRƯỚC MỘT ĐIỀU SAI TRÁI CỦA NGƯỜI THÂN PHẠM PHẢI THÌ NGƯỜI HỌC PHẬT NÊN LÀM THẾ NÀO?!

24h
24h
ĐỨNG TRƯỚC MỘT ĐIỀU SAI TRÁI CỦA NGƯỜI THÂN PHẠM PHẢI THÌ NGƯỜI HỌC PHẬT NÊN LÀM THẾ NÀO?!

ĐỨNG TRƯỚC CÁI SAI

Hôm qua, thầy trích dẫn lại ngộ pháp của U Thiên Thích Ca về khái niệm Thiện-Ác, đúng sai để khơi mở một vấn đề vô cùng thường nhật trong đời sống hằng ngày của người Phật tử tại gia.

Đó chính là việc hành xử thế nào khi đứng trước cái sai của những người thân quyến (ở đây thầy tạm trích xuất cục bộ trong phạm vi VỢ-CHỒNG, CHA MẸ - CON CÁI) để ta thấu rõ vấn đề mà đôi khi người học Phật lại có nhiều điều hành xử nghịch pháp, hại thân, và tất yếu nó sẽ đưa đến những hậu quả không tốt lành cho gia đạo.

Thầy không nói quá rộng trong phạm vi xã hội, cuộc đời, chỉ khái xuất trong phạm vi gia đình để người ngộ pháp làm nền tảng liễu tri chân chánh:

ĐỨNG TRƯỚC MỘT ĐIỀU SAI TRÁI CỦA NGƯỜI THÂN PHẠM PHẢI THÌ NGƯỜI HỌC PHẬT NÊN LÀM THẾ NÀO?!

Phần nhiều trong đời họ thường (trì triết, miệt thị, lên án, trách móc, chê bai và sau cùng là ra phán quyết bằng những hình phạt cụ thể nào đó).

Tụ chung lại khi đứng trước một việc làm sai trái của người Chồng / người vợ thì người kia tự biến mình thành một vị Quan Tòa, vừa lên án, và vừa kêu án, cũng vừa ra phán quyết cho (tội lỗi) đó!

Không ai sống giữa đời ô trượt này mà chưa từng hoặc sẽ không bao giờ phạm sai lầm!

Sai lầm là cách mà người ta khái luận cho việc gì đó đã diễn ra không theo khuôn mẫu đã có (cho dù có dẫn đến hậu quả hay chưa xảy ra hậu quả).

Vậy thì làm sao ta có thể Phán xét rằng một ai đó làm mộ điều gì đó là lầm lỗi?!

Có thể ta căn vào hậu quả của nó đưa lại, cũng có thể ta căn vào khuôn mẫu chuẩn mực mà ta định hình trong niệm thức!

Nói như vậy để thấy rằng: sự phán định lỗi lầm của một người nào đó, nó mang tính chủ quan cá biệt của người phán định!

Cùng một hành động xảy ra, nhưng với người này xem đó là điều lầm lỗi, còn với người khác lại xem việc đó là điều bình thường!

Người học Phật chân chánh nên ý niệm rằng: Lỗi lầm chỉ là khái niệm chấp ngã của ta, ta cố gò khuôn ý niệm của ta lên người thân ta mong muốn, và khi họ đi chệch với khuôn đó ta cho là lỗi lầm!
Tỉ dụ rằng: Người vợ cho rằng sau khi tan sở, chồng nhất thiết phải đến đón con rồi về nhà, không được làm gì khác nữa, hằng ngày vẫn thế, nhưng nếu một hôm anh ta mãi truyện trò cùng bè bạn, trễ nảy hoặc lãng quên điều đó thì lập tức điều sai khuôn phép đó biến thành một điều lầm lỗi, từ đó người vợ sẽ biến mình thành một Quan Tòa, dùng nhiều lý lẽ để trì triết, lên án, miệt thị, và cuối cùng là phán xử, hình phạt có thể tùy mức, tùy việc nhưng ất sẽ có diễn ra!

Vậy thì người nữ này có phải là người Phật tử chân chánh chưa?!

Hoàn toàn chưa phải!

Người học phật, liễu pháp sẽ hiểu rằng: Vạn sự trong đời diễn ra đều là vô thường, việc làm lệch khuôn khổ ấy có thể diễn ra với chồng ta, với bản thân ta, hoặc với con cái của ta!

Đừng biến hình thành một Quan Tòa để phán định, lên án, vì ta cũng từng là người phạm lỗi, sai lầm, nếu thay đổi vị trí cho nhau khi đó ta có muốn chồng mình phán tội mình chăng?!

Nếu ví vợ chồng như hai ngón tay, gia đình như một chiếc cốc thủy tinh bé nhỏ, khi hai ngón tay kẹp vào chiếc cốc thì chiếc cốc sẽ được giữ quân bình, nếu một bên buông ra, bên còn lại tất sẽ không thể giữ được cốc, chiếc cốc sẽ rơi tuột, vỡ nát và không thể nào hoàn nguyên trọn vẹn như ban đầu!

Khi ta biến ta thành một Quan Tòa thì ngươi còn lại ất phải thành tội phạm, vị thế này đã đẩy cho hai ngón tay chênh vênh, lệch đối và sẽ đến chừng không thể xứng cân!

Hãy là người học phật và liễu nhiếp pháp phật rằng:

Sai lầm là của việc đã xảy ra, tương lai là của điều chưa xảy đến, đừng vì việc lầm lỗi của một điều mà phán định một con người!

Hãy như một người đồng hành trên chiếc thuyền nhỏ.

Khi chồng sai vợ hãy giữ vào bánh lái để điều chỉnh hướng đi, cùng nhau khuyên giải để người sai cầm chắc nhịp chèo, ngược lại, khi người vợ sai người chồng nên cầm bánh lái, và khuyên răn người còn lại rằng: (nếu em bơi tiếp về hướng đó thì con thuyền này tất sẽ sớm bị chìm, cả hai chúng ta sẽ ngụp lặn trong biển nước)!

Trong việc dạy dỗ con cái, người tu học cũng cần nhiếp độ pháp ý này!

Chớ nên bắt ép con mình làm theo ý nguyện cá nhân mình, hãy chỉ hướng và đích đến, hãy bên cạnh và phía sau chứ đừng làm người dẫn đường khi đôi chân của ta và con cái không thể nào là một!

Và như vậy, ta có sai lầm, ta từng sai lầm! Người thân của ta ất phải có lúc có sai lầm!

Điều khác biệt giữa người học phật và người mê chấp là đừng tự biến hình thành những Vị Quan Tòa để tự mình phán xét và ban xử. Điều đó chỉ là sự chấp cố, ngã mạn của bản thân ta!

Mong rằng tất cả luôn luôn ý độ pháp niệm này trong từng hành động! Nó sẽ đưa đến an lạc và hạnh phúc trong đời, cũng là sự liễu ngộ thậm thâm diệu pháp Thích Ca.

Chúc tất cả tinh tấn, an lạc!

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!!!
24h