Sự tích Cá Chép Hóa Rồng thì nhiều người đã biết, tuy nhiên đó chỉ là bản kể hoàn toàn "sáng tác" chứ không phải là Tích Sử thật sự của câu truyện.
Vì vậy hôm nay thầy muốn mang điều mình kiến ngộ mà chia sẻ với mọi người một góc khác về điều tưởng chừng đã là (chân lý) kể trên.
Trong bản truyền (HÓA LONG TẠP LỤC) mà hầu như tất cả những bậc ẩn tu đều biết cũng có nói về tích sử Lý Ngư Hóa Long này.
Sở dĩ với những người ẩn tu nơi thâm sơn, cùng cốc ngày xưa việc bắt gặp các loài vật khác Hóa Rồng là điều thường kiến, không phải là hi hữu, mơ hồ. Do đó chư vị hành giả ấy đã biên chép lại lưu về đời sau cho những Tỳ Kheo bước chân vào con đường ẩn tu tách biệt với cõi trần tục có được một nền tảng kiến thức hữu vi về vạn vật, chúng sanh.
Theo Kinh Điển thì Rồng có nhiều loại: Có loại sanh ra từ trứng - gọi là Noãn Sanh, có loại sanh ra từ một bào thai - gọi là Thai Sanh, có loại sanh ra từ một loài khác chuyển hóa mà thành - gọi là Hóa Sanh. Lại có loại không có thân tướng mà chỉ có linh hồn được lập tức thành Rồng sau khi thân thể cũ đã chết - gọi là Chuyển Sanh.
Trong số đó Chuyển Sanh thì thường là Thần - để cai quản loài Rồng. Tỉ dụ như chư vị Long Vương.
Ta tự hỏi vì sao người ta nói dưới Long Cung có Long Vương mà có ai thấy bao giờ đâu? Thì đó là vì họ là Chuyển Sanh, hình tướng là bất tựu, chỉ có người trong chúng Thần, chúng Tiên và các bậc Giác Ngộ mới có thể thấy được họ, kể cả các loài Thủy Tộc cũng không thể gặp họ. Khi họ muốn sai khiến một loài Thủy Tộc nào họ có thể ứng thân vào con đầu đàn mà điều khiển sai bảo.
Vậy thì ta biết Lý Ngư Hóa Long chính là một chủng Rồng từ Hóa Sanh mà thành!
Loài Rồng do Hóa Sanh sẽ có thần lực cao hơn so với loại Noãn Sanh hay Thai Sanh.
TÍCH SỬ:
Truyền rằng: vào thời xa xưa, Rồng cũng là một loài vật chung sống với các loài khác trên nhân giới. Nhưng vì tính hung bạo cho nên chúng giết hại lẫn nhau, lâu dần chỉ còn rất ít rồng tồn tại trong nhân giới.
Vì vậy khi đó Trời Đế Thích đã lệnh cho Long Vương phân định ranh giới cho từng con ứng với từng vùng riêng biệt, không được phạm nhau!
Có con thì lẫn trong mây trời gọi là Thiên Long, có con dưới biển gọi là Thủy Long, có con trong đầm, suối gọi là Trạch Long, Tuyền Long, có con nằm trong đất gọi là Địa Long, Ngọa Long...v..v
Nơi nào có Rồng sanh sống thì nơi đó tất cả muôn loài phải phục tùng, cống nạp cho chúng.
Trong số đó có Trạch Long thường phàm ăn, cho nên nó bắt các loài cá nhỏ khác phải cống nạp cho nó mỗi tháng một lần, mỗi lần một con đầu đàn của loài cá đó!
Khi đến lượt loài Cá Chép phải cống nạp thì con cá chép đầu đàn đang mang thai sắp sanh, nhưng van xin thế nào Trạch Long cũng không đổi ý, chính vì lẽ đó cho nên một bầy cá chép đang đêm tìm cách vượt ra khỏi đầm để đến long cung mà tấu trình cùng Vua Thủy Tề.
Nhưng cá Chép là loại sống trong nước ngọt, khi ra đến cửa biển gặp nước mặn không thể bơi tiếp đã quay trở lại đầm.
Riêng có một đàn cá 8 con, là đàn con của con cá chép Đầu Đàn đã liều mình bơi ra biển, để bơi được ra biển chúng phải thường xuyên ngoi lên mặt biển để thở và hứng nước mưa rơi xuống. Chúng không ăn, không nghỉ bơi xuyên suốt 9 ngày thì tới được Long Cung.
Đến nơi khi nghe được tấu trình của đàn cá chép Long Vương vì nể trọng sự can đảm và lòng kiên định của loài cá này vượt qua mọi giới hạn phân định để ra đến biển khơi cho nên truyền rằng:
Trạch Long thú tánh chưa trừ được, nhưng nó vốn là loài Rồng, được Ngọc Đế ban chỉ thụ phong, nếu các ngươi muốn nó không tàn hại thủy tộc nữa thì các ngươi hãy tự mình Hóa Long. Tuy nhiên, Rồng là loài Cao Quý cho nên các ngươi nếu muốn Hóa Long phải lên được tới Cổng Trời, vượt qua được chiếc cổng đó thì các ngươi sẽ thành loài Rồng.
Đàn cá chép không ngại tánh mạng hiểm nguy gật đầu đồng ý, Long Vương nổi sóng lớn đưa bầy cá lên đến Cổng Trời.
Đàn cá cố sức bay lên nhưng đều bất lực, vì cá nhảy được đến đâu cổng trời tự nâng cao hơn một trượng, trong số 8 con thì đã có 7 con bỏ mạng, con duy nhất còn lại không tiếp tục nhảy nữa mà trầm mình bên dưới đáy biển để chờ thời cơ.
Khi không thấy cá nhảy lên nữa cổng trời đã thu lại như vị trí ban đầu!
Thấy được sự quyết tâm, lòng kiên định, sự dũng cảm, trung thành và chí hiếu, cùng trí tuệ biết cương nhu của con cá chép dị biệt này, Long Vương bất ngờ tạo một luồn sóng lớn cuốn ngược từ đáy biển lên, biết thời cơ đã đến Lý Ngư nương theo con sóng uống mình nép sau đám rông tảo để đánh lừa vị thần canh cổng Thiên Môn, khi sóng lên tới đỉnh bất ngờ Lý Ngư nhảy vọt qua cổng Vũ Môn rơi vào Thiên Giới.
Tiên khí trên thiên giới đã giúp cho Lý Ngư chuyển hóa thành Thần Long.
Sau khi Hóa Rồng, Thần Long đã ban lệnh cấm tất cả các loài Rồng ăn thịt các loài Thủy Tộc, Súc Sanh, cho nên từ đó Loài Rồng đã chay thực, chỉ ăn mây, uống gió, miệng luôn ngậm ngọc để gìn giữ lời thề không ăn nuốt các loài vật khác.
Lý Ngư vượt Thiên Môn Hóa Long chỉ là hạn hữu trong muôn vạn, việc này không có truyền thống, không có chuyện tổ chức thi tuyển hằng năm.
Cổng Thiên Môn vẫn nằm đó! Nhưng qua hàng vạn năm cũng không có con cá chép nào hội đủ khí chất để Hóa Rồng như Thần Long năm xưa.
Tích sử cho ta thấy rằng: Lực mà không có trí thì đó chỉ là phí lực!
Trí mà không có lực thì trí đó chỉ là Tưởng Trí không thực!
Tu mà không hành pháp thì như Trí không có lực, hành mà không hiểu thì như Lực mà không có Trí, chỉ uổng hoài công!
Mọi người vì truyền thống, phong tục mà thả cá chép ngày Tiễn ông Táo về trời, tuy nhiên việc này lại đi ngược hoàn toàn với tư tưởng của Thần Long năm xưa.
Để có cá con mà thả thì đã có sự chia lìa mẹ con, cá non thả ra số bị đói chết, số bị ăn thịt, số thì bị bắt.
Hóa Long chưa thấy đã thấy Hóa Kiếp một đời rồi.
Những người làm quan lại CÀNG KHÔNG NÊN PHẠM PHẢI, bởi sẽ làm ảnh hưởng đến Long Vận về sau!
Nếu có thả cũng nên tìm con cá trưởng thành, đủ khỏe mạnh để vùng vẫy, bơi lội, sanh sống. Chớ nên bắt chước thiên hạ mang cá nhỏ ra trêu đùa trên sanh mạng chúng lại nghĩ là Cầu May???
Nếu thả cá con thì chỉ thả nơi ao hồ nhỏ mà chúng có thể sanh sống được!
Hy vọng sự sẻ chia này là ích hữu cho mọi người.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!!!